TGĐ VinaCapital: Nền kinh tế sẽ thiệt hại hàng tỷ đô nếu các DN không phát triển xanh

Những hoạt động trên nằm trong mục tiêu chung đưa nền kinh tế xanh đạt quy mô 300 tỷ USD. Việt Nam cần có những bước đi quyết liệt hơn nữa để đưa nền kinh tế xanh từ quy mô 6,7 tỷ USD năm 2020 lên đến 300 tỷ USD trong tổng GDP quốc gia vào năm 2050.

Đó là chia sẻ của ông Don Lam - Tổng Giám đốc và Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital tại buổi tọa đàm “Báo chí, truyền thông đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển xanh” tại Tp.HCM ngày 23/9/2023. Trước đó, Diễn đàn Kinh tế Tp.HCM (HEF) 2023 mới đây cũng xoay quanh chủ đề "Tăng trưởng xanh - Hành trình hướng tới giảm phát thải ròng bằng không”.

Những hoạt động trên nằm trong mục tiêu chung đưa nền kinh tế xanh đạt quy mô 300 tỷ USD. Việt Nam cần có những bước đi quyết liệt hơn nữa để đưa nền kinh tế xanh từ quy mô 6,7 tỷ USD năm 2020 lên đến 300 tỷ USD trong tổng GDP quốc gia vào năm 2050. Trong đó, tăng trưởng xanh là giải pháp quan trọng để thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, đóng góp trực tiếp vào giảm phát thải khí nhà kính hướng tới mục tiêu cam kết đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Dưới vai trò là quỹ đầu tư, VinaCapital cũng cho biết nhiều ngân hàng và các quỹ đầu tư quốc tế đều có chung nhận định là bộ tiêu chuẩn Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) đang ngày càng trở nên quan trọng trong các quyết định đầu tư của họ. Điều đó có nghĩa là, trong thời gian sắp tới, các dự án và doanh nghiệp không đáp ứng được các tiêu chuẩn ESG sẽ rất khó để tiếp cận nguồn vốn. Nền kinh tế sẽ thiệt hại hàng tỷ đô nếu các doanh nghiệp trong nước không có lộ trình chuyển đổi xanh để tiếp cận nguồn vốn ưu đãi trong lĩnh vực này ”, đại diện VinaCapital nhấn mạnh.

Để thực hiện xanh hóa nền kinh tế cần sự chung tay của rất nhiều nguồn lực. Nhà nước sẽ đóng vai trò định hướng cho thúc đẩy tăng trưởng xanh, qua đó dẫn dắt và thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài. Kinh nghiệm và nguồn lực của các tổ chức tài chính và các quỹ đầu tư lớn là rất cần thiết và quan trọng để thúc đẩy đầu tư và cung cấp nguồn vốn cho phát triển xanh.

Vì vậy, áp dụng ESG vào hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ giúp các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư mà còn giúp mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo ra cơ hội kinh doanh mới với các đối tác quốc tế.

Quảng cáo

Theo ông Don Lam, bước đầu các doanh nghiệp cần tiếp cận để thực hiện triển khai ESG là ban lãnh đạo cần nhận thức được tầm quan trọng của ESG đối với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có hệ thống quản trị tốt và ban lãnh đạo có tầm nhìn dài hạn thì sẽ có những chiến lược phù hợp để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường và nâng cao phúc lợi cho nhân viên.

Cùng với đó, doanh nghiệp cần xây dựng bộ phận chuyên trách và theo dõi quá trình thực hiện ESG và là đầu mối liên hệ giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư, đối tác Thương mại về các thông tin liên quan đến ESG.

Doanh nghiệp cũng cần thực hiện kiểm toán ESG nội bộ và đánh giá toàn diện các bộ phận, nhà máy để nhận diện các rủi ro chính về ESG và kế hoạch cải thiện. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được mình đang ở đâu, gặp phải những vấn đề gì và lộ trình trước mắt như thế này. Chuyên gia cũng nhấn mạnh việc doanh nghiệp cần có hệ thống ghi chú, lưu trữ thông tin liên quan đến thực hành ESG của mình.

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp lớn trên cả nước nói chung và Tp.HCM nói riêng đã có những động thái thúc đẩy tăng trưởng xanh. Đơn cử, VinaCapital vừa thành lập quỹ đầu tư tác động VinaCarbon, chuyên đầu tư vào các công ty và dự án có thể tạo ra tín chỉ carbon. Một tín chỉ carbon tương đương với 1 tấn khí thải nhà kính được cắt giảm. Đây là một loại hình đầu tư đầu tiên ở Việt Nam, trên thế giới cũng đã có những mô hình tương tự ở các nước phát triển.

Ngoài ra, VinaCapital cũng thành viên sáng lập Viện Phát triển Kinh Tế Tuần Hoàn (ICED) cùng với Đại học Quốc gia Tp.HCM để nghiên cứu và phổ biến những mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Hiện, các hoạt động đầu tư của VinaCapital chú trọng lựa chọn các công ty đã tích hợp tiêu chí ESG vào văn hóa kinh doanh của mình.

Hay Samsung Engineering Việt Nam mới đây vừa đề xuất chiến lược mang tên "Tổ hợp môi trường tích hợp". Đây là khu phức hợp môi trường kinh tế tuần hoàn, gồm cả xử lý nước, chất thải và khí sinh học, sử dụng năng lượng tự sản xuất mà không cần sử dụng đến nguồn năng lượng bên ngoài.

Ở mảng sản xuất tiêu dùng thì có Nestlé đã sản xuất gạch và phân bón từ các phế phẩm và vật liệu lộp mái nhà từ hộp sữa. Heineken Việt Nam tái sử dụng hoặc tái chế gần 99% rác thải hoặc sản phẩm phụ của quá trình sản xuất bia. Unilever Việt Nam đã thực hiện một chương trình thu gom và tái chế bao bì nhựa….

Nguồn: CafeF
Từ khóa:

tin tức liên quan