Trình diễn công nghệ vật lý số tại sự kiện khánh thành NIC

Ngày 28/10/2023, tại sự kiện khánh thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Phygital Labs là một trong những startup nằm trong mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam đã giới thiệu nhiều sản phẩm công nghệ độc đáo…

Sự kiện khánh thành NIC cơ sở Hòa Lạc và Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 diễn ra từ ngày 28/10 đến 1/11/2023 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ cùng sự hiện diện của lãnh đạo các Bộ, ban ngành, và hàng trăm tổ chức, doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trong và ngoài nước.

Thông qua Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam, sự kiện lần đầu tiên quy tụ hơn 30 công ty công nghệ Việt Nam hàng đầu từ Thung lũng Silicon, châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan với những cái tên nổi bật như Phygital Labs, Genetica, Neuroscience, Nuoc.solutions, LocaMos…

Tại sự kiện, startup Phygital Labs được thành lập bởi hai cựu kỹ sư Google người Việt đã thu hút được sự chú ý của nhiều quan khách.

Startup Phygital Labs, với sản phẩm lõi là Nomion - định danh số vạn vật, là giải pháp toàn diện, tạo ra một danh tính số duy nhất cho mỗi sản phẩm vật lý bằng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification - nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến) và Blockchain, đảm bảo tính minh bạch, độc bản của sản phẩm trên cả không gian thực và số. Từ đó có thể ứng dụng công nghệ LiDAR (Light Detection And Ranging - công nghệ quét và đo tia sáng hồng ngoại) và VR/AR (thực tế ảo, thực tế tăng cường) để đưa các sản phẩm vật lý lên môi trường số, góp phần gia tăng giá trị và trở thành mảnh ghép quan trọng của nền kinh tế số.

Nhiều sản phẩm vật lý độc đáo đã được Phygital Labs trưng bày và trình diễn trên môi trường số như: linh vật nghê Việt được đúc theo nguyên mẫu tại di tích Văn Miếu, tượng đá đùm bọc của làng Đá Non Nước (TP. Đà Nẵng) và áo Ortho - sản phẩm thời trang có sự kết hợp của công nghệ Blockchain…

Ông Huy Nguyễn, Nhà sáng lập kiêm CEO Phygital Labs đã giới thiệu sản phẩm ứng dụng công nghệ Nomion - định danh số vạn vật, giải pháp tạo ra một danh tính số duy nhất cho mỗi sản phẩm vật lý bằng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification - nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến) và Blockchain (công nghệ chuỗi khối), đảm bảo tính minh bạch, độc bản của sản phẩm trên cả không gian thực và số.

Thời gian qua, Phygital Labs đã hợp tác cùng Sở Thông tin và Truyền thông TP. Đà Nẵng để thực hiện dự án số hóa làng Đá Non Nước và các sản phẩm OCOP, đồng hành cùng Trung tâm Thông tin UNESCO Việt Nam để xây dựng dự án ứng dụng công nghệ để bảo tồn và phát triển di sản, văn hóa Việt. Phygital Labs là một trong những ứng dụng công nghệ để lưu trữ, bảo tồn và lan tỏa các giá trị văn hóa Việt Nam đến người dùng Internet khắp thế giới một cách đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả.

Quảng cáo

“Sự quan tâm của Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo của các bộ, ngành… là niềm động viên rất lớn đối với đội ngũ Phygital Labs, một startup còn non trẻ với niềm tin và kỳ vọng công nghệ Nomion sẽ được đóng góp nhiều hơn vào hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia”, CEO Phygital Labs chia sẻ.

Công nghệ Nomion có khả năng khuếch tán thông tin của sản phẩm vật lý từ thị trường truyền thống sang thị trường số, giúp người dùng được tiếp cận thông tin sản phẩm một cách chi tiết, minh bạch và nhanh nhất có thể. Từ đó, giải pháp này giúp giá trị của sản phẩm gia tăng rất nhiều lần, đặc biệt là những sản phẩm phiên bản giới hạn (limited edition).

4 giải pháp được Thủ tướng trao giải Thách thức đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023

anh-chup-man-hinh-2023-10-29-luc-09-39-16.png
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao tặng giải thưởng cho Top 4 giải pháp xuất sắc nhất tham gia chương trình Thách thức đổi mới sáng tạo Việt Nam (Vietnam Innovation Challenge - VIC) 2023.

Tại Lễ khánh thành NIC Hoà Lạc ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao giải thưởng Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 cho 12 giải pháp tiêu biểu và vinh danh Top 4 giải pháp xuất sắc nhất tham gia chương trình Thách thức đổi mới sáng tạo Việt Nam (Vietnam Innovation Challenge - VIC).

Đây là chương trình do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Meta phát động từ tháng 10/2022.

Top 4 giải pháp được vinh danh gồm Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất (MISA AMIS) của MISA; Nền tảng chuyển đổi số (oneSME) của VNPT; Tự động hóa quy trình với trợ lý ảo (FPT akaBot) của FPT IS; và Tiết kiệm năng lượng của Benkon.

Các giải pháp đoạt giải thưởng sẽ được Ban Tổ chức tiếp tục đồng hành, triển khai rộng rãi tại các địa phương và doanh nghiệp.

Từ khóa:

tin tức liên quan

Trong phiên giao dịch sáng ngày 3/5, cổ phiếu BVH của Tập đoàn Bảo Việt tiếp tục giảm sàn xuống 76.700 đồng/cp, dư bán sàn gần 1,6 triệu đơn vị và trắng bên mua.

Thứ tư, 22/11/2023