Thi công dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương, Long An, Tây Ninh vừa phối hợp với Tập đoàn Đèo Cả, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh tổ chức lễ thi công dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.

Theo đó, dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa có chiều dài khoảng 72,75 km (điểm đầu tại xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương; điểm cuối giao với Quốc lộ N2 - nay là đường Hồ Chí Minh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), với tổng mức đầu tư khoảng 2.293 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trong đó đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài khoảng 31,6km, đã được giải phóng mặt bằng, với quy mô nền đường rộng 40m và xây dựng một số hạng mục trên tuyến.

Thi công dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa Nghi thức nhấn nút thi công dự án đầu tư xây đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.

Quảng cáo

Được biết, tập đoàn Đèo Cả là đơn vị trúng thầu gói XL1 - Thi công xây dựng đoạn Km10+000 - Km41+150 (bao gồm cầu Kênh Phước Hòa, cầu Cây Trường, cầu Bà Tứ, cầu Thị Tính, cầu Suối Tre, cầu Thanh An). Gói thầu có giá trị xây lắp hơn 681 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng trong 730 ngày. Dự án có quy mô đường cao tốc 6 làn xe, dự kiến hoàn thành vào năm 2025.

Đường Hồ Chí Minh, đoạn Chơn Thành - Đức Hòa là đoạn tuyến nằm trong quy hoạch tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây của đất nước; tạo tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, mở rộng không gian phát triển đô thị - công nghiệp - thương mại - du lịch - dịch vụ của khu vực Đông Nam Bộ. Khi hoàn thành, tuyến Chơn Thành - Đức Hòa sẽ kết nối giao thông thông suốt và rút ngắn thời gian từ các tỉnh Tây Nguyên qua vùng Đông Nam Bộ với các tỉnh Tây Nam Bộ, từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông đường bộ kết nối liên vùng, giảm tải lưu lượng cho các tuyến đường bộ hiện hữu.

Thi công dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa Sơ đồ hướng tuyến dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.

Trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương sẽ hoàn thiện hệ thống đường phía Tây Bắc của tỉnh, mở ra hướng kết nối mới giữa Bình Dương với các tỉnh, thành xung quanh, nhất là các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh kết nối với vùng nguyên liệu ở Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Đồng thời đẩy nhanh việc hình thành, phát triển các Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng, Khu công nghiệp Cây Trường sớm trở thành khu công nghệ cao, vùng đổi mới sáng tạo theo định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Từ khóa:

Có thể bạn quan tâm

tin tức liên quan