Sai lầm lớn nhất khi đàm phán lương

Bài viết chia sẻ kinh nghiệm của Gary Burnison, CEO Korn Ferry - một trong những hãng tuyển dụng lớn nhất thế giới.

Ứng viên đó bước vào phòng làm việc của tôi và xách trên tay một giỏ hoa quả.

Đó là vòng phỏng vấn cuối cùng và việc các ứng viên có một cuộc gặp mặt với tôi là một phần trong kế hoạch phỏng vấn. Khi người ứng viên đó thao thao bất tuyệt về sự hào hứng của mình khi gia nhập công ty, tôi lại mong đợi ở anh ấy nhiều hơn. Đó có thể là một lời giải thích, một mẩu chuyện, nhưng tuyệt đối không phải là việc mang theo một chiếc giỏ chứa đầy táo, lê và cam.

Hoa quả này có thể là sản phẩm do chính tay anh ấy trồng? Anh ấy có ám chỉ gì chăng? Không. Anh ta chỉ cố tạo ra một ấn tượng tốt đẹp mà thôi, và nó có vẻ hấp dẫn đấy chứ.

Khi mọi người nghĩ về khái niệm “tạo ấn tượng”, họ thường nghĩ cách để tỏ ra dễ thương, thân thiện, lịch sự. Nhưng nhiều khi, những hành động đó lại được ngụy trang để che giấu đi những điểm thiếu sót của bản thân. Lúc đó những hành động này đơn giản chỉ là sự lấy lòng người đối diện. Nó có thể được coi là một mánh khóe và điều đó thật đáng thất vọng.

Đơn giản mà nói, đây là chiến lược tồi tệ nhất nếu như bạn muốn đàm phán mức lương.

Tất nhiên, không ai muốn làm việc với một người không đàng hoàng, luôn tỏ ra kiêu ngạo. Nhưng, đó cũng sẽ là vấn đề nếu như mọi người ai cũng tin vào việc “tỏ ra thân thiện” sẽ giúp bạn có được việc làm và một mức lương cao.

Theo một khảo sát thực hiện bởi đại học Harvard, việc tỏ ra thân thiện trong quá trình đàm phán lương có thể gây tác dụng ngược. Và sau hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự, tôi không thể tìm ra lý do nào để phản bác lại kết luận trên.

Trải qua 4 vòng thử nghiệm với hơn 1.500 người tham gia, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra sự kết nối giữa các cá nhân cũng như khía cạnh kinh tế trong các chiến lược đàm phán.

Họ nhận thấy rằng những người mang phong cách giao tiếp cứng rắn và nhất quán thường đạt được kết quả tốt hơn so với những người luôn tỏ ra thân thiện. “Các ứng viên nên nhận ra rằng việc tỏ ra thân thiện có thể sẽ khiến các nhà tuyển dụng khó nhận ra giá trị của bản thân họ”, các tác giả viết trong bài đánh giá của đại học kinh tế Harvard.

Tất nhiên, mục tiêu là đạt được những gì bạn muốn. Nhưng ranh giới của sự thân thiệt và sự giả tạo là tương đối mong manh.

106234522-1573231643711gettyim-4003-9356
Đàm phán lương cũng như đi mua xe hơi, bạn không nên là người ra giá trước. Ảnh: CNBC

Do đó, làm thể nào để thể hiện tốt trong các vòng đàm phán? Nếu như bạn nắm rõ 5 điều sau đây, ban sẽ đạt được mục tiêu của mình.

1. Phải có chính kiến

Có không ít người chỉ biết gật đầu và nói “có” mà không hề có một sự phản kháng nào cả. Bất cứ khi nào tôi đối mặt những ứng viên như thế, tôi không thể ngừng tự hỏi mình rằng: Có phải họ thực sự không còn lựa chọn nào khác? Liệu điều này có ảnh hưởng đến cách họ làm việc với khách hàng và các nhà cung cấp sau này?”

Để có nhiều thông tin hơn, không có cách nào khác là bạn phải đào sâu một vấn đề nào đó. Những câu hỏi nên được đưa ra vì chỉ khi đó, bạn mới thu về nhiều thông tin hơn. Thường thì những người thiếu chính kiến không giỏi làm những việc này.

Vì lý do trên, một khuôn mặt tươi cười không mang lại cho bạn lợi thế. Đàm phán là quá trình bạn thể hiện khả năng của bản thân, rằng bạn có thể mang lại điều gì đó cho đơn vị tuyển dụng.

Quảng cáo

2. Tinh thần tập thể

“Bố già” là một tác phẩm kinh điển, nhưng có lẽ Michael Corleone đã sai khi khẳng định rằng: “Đây không phải chuyện cá nhân. Đây là công việc”. Đối với những cuộc đàm phán mức lương, điều đó phải đúng với cả hai.

Tôi đã từng chứng kiến tất cả trong những cuộc phỏng vấn: những tiếng quát mắng, những tiếng thút thít không thể kiểm soát, thậm chí là bỏ ra ngoài một cách giận giữ. Và nếu như những điều đó sau cùng giúp bạn được nhận được việc làm hoặc được hưởng một mức lương cao hơn, bạn cần phải đề cao tinh thần tập thể. Những người khác, đặc biệt là sếp của bạn, họ sẽ không bao giờ quên cách mà bạn đã phản ứng trong buổi phỏng vấn.

Hãy làm việc một cách chuyên nghiệp. Hãy làm điều đó theo cách mà mọi người có thể thấy giữa bạn và sếp của bạn không hề xảy ra mâu thuẫn.

3. Tư tưởng giá trị

Bạn không có lợi thế nhiều như khi chính nhà tuyển dụng chủ động đưa ra một lời mời chào dành cho bạn. Điều đó có nghĩa rằng bạn sở hữu những kỹ năng quan trọng nếu đem so sánh bạn với các ứng viên còn lại. Và tất nhiên là lúc đó nhà tuyển dụng luôn mong muốn bạn sẽ gia nhập công ty của họ.

Do đó, hãy tập trung vào những giá trị bạn có thể mang lại để giúp công ty đạt được các mục tiêu đã đề ra. Hãy làm những gì thể hiện bạn không phải là một con người ngạo mạn hay tham lam. Điều đó sẽ giúp bạn không tự hạ thấp giá trị của bản thân mình.

Nếu như không sở hữu một tư tưởng giá trị, việc bạn có thân thiện đến đâu đi chăng nữa cũng sẽ không mang lại nhiều kết quả.

4. Chuẩn bị kỹ càng

Bạn luôn luôn phải thực hiện công việc nghiên cứu thị trường đối với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Hãy tham khảo các website tuyển dụng cũng như danh sách các công việc tương tự. Hãy đặt ra câu hỏi cho các nhà tuyển dụng hoặc tìm kiếm lời khuyên từ những mối quan hệ mà bạn có.

Một khi bạn đã có thông tin đầy đủ về vị trí của bạn, đừng cho ai biết cả. Quan trọng không kém: Đừng bao giờ trả lời cụ thể những câu hỏi đại khái như “Bạn nghĩ gì về mức lương X?”

Nó giống như khi bạn mua một chiếc xe hơi vậy. Không quan trọng việc nhân viên bán hàng vui mừng chào đón bạn đến mức nào, một khi vào việc, bạn không nên là người đưa ra mức giá trước.

Thay vào đó, hãy đợi cho đến khi nhân viên đó đưa ra mức giá tốt nhất cho chiếc xe mà bạn muốn.
Việc đàm phán mức lương thực sự không hề có sự khác biệt. Hãy biết bạn đang ở đâu và mức lương mà bạn mong muốn.

5. Hãy nghĩ giống những nhà tuyển dụng

Bằng cách đặt bản thân mình vào vị trí của nhà tuyển dụng, bạn sẽ thấy rằng anh/cô ta không cố gắng tỏ ra keo kiệt. Họ thực tế đã có sẵn những khoản chi phí để có thể bù đắp lại khoản phúc lợi mà bạn, cũng như phương pháp mà họ quy định các đầu việc được hưởng tỷ lệ lương như thế nào.

Nếu như bạn muốn gia tăng thu nhập, bạn cần phải cho họ thấy bạn có thể làm được gì để đạt được những mục tiêu cũng như những ưu tiên mà công ty đã đặt ra cho bạn. Hãy nghĩ về những thành tựu mà bạn đã đạt được trong quá khứ. Những thành tựu có thể cho các nhà tuyển dụng thấy được bạn sẽ là một nhân tố quan trọng của công ty.

Bằng cách suy nghĩ như những nhà tuyển dụng, bạn có thể “vẽ nên một bức tranh” qua đó truyền đạt cách mà bạn có thể đem lại những giá trị cho công ty. Cách làm đó chắc chắn là sẽ hiệu quả hơn nhiều so với một giỏ đầy hoa quả.

 

Nguồn: Ndh
Từ khóa:

Có thể bạn quan tâm

tin tức liên quan

Trong phiên giao dịch sáng ngày 3/5, cổ phiếu BVH của Tập đoàn Bảo Việt tiếp tục giảm sàn xuống 76.700 đồng/cp, dư bán sàn gần 1,6 triệu đơn vị và trắng bên mua.

Thứ tư, 06/12/2023