Thành phố Thủ Đức: Lời giải cho giấc mơ chuyển đổi cơ cấu kinh tế?

Với những chính sách đặc biệt, thành phố Thủ Đức được kỳ vọng sẽ là “lời giải” cho giấc mơ chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

"Hạt nhân" tạo động lực cho đầu tàu kinh tế TP.HCM

Thành phố phía Đông hay thành phố Thủ Đức đang là chủ đề được các cử tri ở TP.HCM quan tâm bàn luận. Lãnh đạo thành phố cũng đang tiếp tục lấy kiến từ người dân, chuyên gia, các doanh nghiệp, nhà quản lý để hoàn thiện mô hình chưa từng có tiền lệ - thành phố trong lòng thành phố. Đây cũng được kỳ vọng là "hạt nhân" tạo động lực cho đầu tàu kinh tế TP.HCM phát triển mạnh mẽ hơn trong giao đoạn mới. Khu đô thị này còn tạo liên kết thúc đẩy vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Với đề án thành phố Thủ Đức, chính quyền TP.HCM chọn quận 2, quận 9 và Thủ Đức là khu vực phát triển ý tưởng. Khu vực này sở hữu vị trí trọng tâm trong vùng tam giác vàng TP.HCM - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu là cửa ngõ của các tuyến giao thông huyết mạch giữa TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ; nối ra sân bay quốc tế Long Thành tương lai, tiếp giáp khu vực Cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng tàu).

Có thể thấy, thành phố Thủ Đức lý tưởng phát triển một siêu đô thị với đầy đủ chức năng về hạ tầng, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho TP.HCM mà còn các tỉnh lân cận.

Thành phố Thủ Đức: Lời giải cho giấc mơ chuyển đổi cơ cấu kinh tế? - Ảnh 1.

Với đề án TP Thủ Đức, chính quyền TP.HCM chọn quận 2, quận 9 và Thủ Đức là khu vực phát triển ý tưởng này. (Ảnh: Dân trí)

Thành phố Thủ Đức sẽ gồm 6 khu vực chức năng như: Trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm, khu công nghệ cao , trung tâm công nghệ giáo dục, khu thể thao và sức khoẻ Rạch Chiếc, khu công nghệ sinh thái Tam Đa.

Các chuyên gia đánh giá, điều này sẽ biến thành phố Thủ Đức trở thành điểm nóng thu hút đầu tư, góp phần thiết lập chuỗi giá trị trên nền cảng công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật hiện đại.

Theo ông Ngô Viết Nam Sơn - chuyên gia về quy hoạch đô thị, để xây dựng thành công, TP.HCM cần quy hoạch khu đô thị theo tư duy kinh tế thị trường, cần một cơ chế thoáng để thu hút đầu tư như một đặc khu. Đặc biệt là phải quy hoạch kế hoạch tài chính theo từng mốc thời gian cụ thể, tức là giai đoạn này sẽ kích thích giai đoạn kế tiếp.

"5 năm đầu, 10 năm đầu, chúng ta cần sự đóng góp của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, đóng góp ngân sách các nơi và thu hút đầu tư. Chúng ta chi là chính và có thể thập niên thứ 2, phải xác định thời điểm bắt đầu đóng góp ngân sách cho TP.HCM, Trung ương, tức là nó giống như làm bài toán của doanh nghiệp", ông Ngô Viết Nam Sơn nói.

Quảng cáo

Thành phố Thủ Đức dự kiến sẽ đóng góp 30% GRDP cho TP.HCM và chiếm 7% GDP của cả nước. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng ngoài việc ưu tiên đầu tư hạ tầng, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tri thức, thu hút nhân tài, cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư… sẽ là những bước đi cần thiết trong lộ trình hiện thực hóa.

Phát triển khu công nghệ cao, sáng tạo cho thành phố Thủ Đức

Thực tế từ năm 2000, khi thành lập khu công nghệ cao đầu tiên tại quận 9, thành phố cũng kỳ vọng sẽ tập trung phát triển, nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tri thức, sáng tạo, công nghệ. Tuy nhiên, sau hai thập kỷ mục tiêu này vẫn chưa hoàn thành như kế hoạch đề ra.

Nguyên nhân được cho là do: Thứ nhất, trình tự thủ tục nhiêu khê, gây khó khăn trong thu hút đầu tư hay phát triển các dự án lớn; Thứ hai là từ hạ tầng cứng như hệ thống giao thông kết nối dến hạ tầng mềm như viễn thông, tài chính… còn yếu và chưa đồng bộ; Thứ ba, nguồn nhân lực kỹ thuật cao.

Do đó, với những chính sách đặc biệt, thành phố Thủ Đức được kỳ vọng sẽ là lời giải cho giấc mơ chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Thành phố Thủ Đức: Lời giải cho giấc mơ chuyển đổi cơ cấu kinh tế? - Ảnh 2.

Hiện nay của thành phố Thủ Đức là quỹ đất để đáp ứng chính sách phát triển đổi mới về hạ tầng giao thông, hậu cần, logistics… Ảnh minh họa - Dân trí.

Nằm trong khu đô thị sáng tạo, khu công nghệ cao TP.HCM đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi và nâng cao giá trị xuất khẩu. Giai đoạn từ nay đến 2025, TP.HCM sẽ tiếp tục xây dựng thêm khu công nghệ cao thứ hai không chỉ để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, đón làn sóng đầu tư mới mà còn là trung tâm nghiên cứu, sáng tạo.

Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM, khu đô thị sẽ được chia thành nhiều phân khu khác nhau, mỗi một phân khu thành phố sẽ nghiên cứu các chính sách ưu đãi phù hợp để hút đầu tư. Ví dụ như tập trung các ngành kinh tế trọng điểm có nguồn nhân lực chất lượng cao.

Các chuyên gia cũng cho rằng, lợi thế hiện nay của thành phố Thủ Đức là quỹ đất để đáp ứng chính sách phát triển đổi mới về hạ tầng giao thông, hậu cần, logistics…

Tuy nhiên, chính sách thu hút đầu tư không chỉ có doanh nghiệp FDI mà còn phải khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đang hoạt động hoặc có tiềm năng, góp phần lan toả hiệu ứng chia sẻ tiềm lực đầu tư.

Nguồn: CafeF
Từ khóa:

Có thể bạn quan tâm

tin tức liên quan