Nhiều doanh nghiệp BĐS âm dòng tiền kinh doanh dù lợi nhuận nghìn tỷ đồng

Đất Xanh, Văn Phú Invest, Nhà Thủ Đức âm dòng tiền kinh doanh liên tục trong nhiều năm. Đầu tư LDG hay Khang Điền 2 năm liền âm dòng tiền kinh doanh. Dòng tiền kinh doanh âm tác động tiêu cực đến tài chính doanh nghiệp...

Đối với một doanh nghiệp, dòng tiền kinh doanh là tiền thu vào hoặc chi ra từ hoạt động sản xuất chính. Nếu tiền thu vào nhỏ hơn tiền chi ra dẫn tới dòng tiền kinh doanh âm, cho thấy doanh nghiệp gặp khó trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa hoặc khó thu hồi tiền... Về trung và dài hạn, dòng tiền kinh doanh âm có tác động tiêu cực đến tài chính doanh nghiệp, như ứ đọng vốn, vốn bị chiếm dụng tăng, chi phí sử dụng vốn tăng... Nếu kéo dài, công ty sẽ mất khả năng thanh toán.

Kết quả kinh doanh năm 2019 của khoảng 16 doanh nghiệp trong ngành BĐS niêm yết cho thấy phần lớn đều tăng trưởng lợi nhuận. Chỉ 3 công ty diễn biến ngược lại, gồm Tổng công ty DIG ( HoSE: DIG ) giảm 39%, Quốc Cường Gia Lai ( HoSE: QCG ) giảm 18% và Nhà Đà Nẵng ( HNX: NDN ) giảm 20%.

Nhiều doanh nghiệp BĐS âm dòng tiền kinh doanh dù lợi nhuận nghìn tỷ đồng - Ảnh 1.
Kết quả kinh doanh năm 2019 của 16 doanh nghiệp ngành BĐS. Đơn vị: tỷ đồng

 

Mặc dù vậy, 8 trong 13 doanh nghiệp còn lại, dù lợi nhuận tăng trưởng nhưng dòng tiền kinh doanh lại âm. Các doanh nghiệp dòng tiền âm trong nhiều năm liền, như Đất Xanh ( HoSE: DXG ), Nhà Thủ Đức ( HoSE: TDH ), Văn Phú Invest ( HoSE: VPI ).

Nhiều doanh nghiệp BĐS âm dòng tiền kinh doanh dù lợi nhuận nghìn tỷ đồng - Ảnh 2.
Âm dòng tiền kinh doanh nhiều năm liềnĐơn vị: tỷ đồng

 

Đất Xanh có lợi nhuận 2019 tăng 3% năm trước, đạt 1.216 tỷ đồng còn doanh thu tăng 25%. Giống như 3 năm liền trước (2016 - 2018), Đất Xanh lại tiếp tục có một năm âm dòng tiền kinh doanh tới 1.796 tỷ đồng. Nguyên nhân nằm ở các khoản phải thu tăng 40%, hàng tồn kho tăng 49%, chi phí trả trước gấp 76 lần năm trước.

Ở khoản mục các khoản phải thu, Đất Xanh có 1.519 tỷ đồng phải thu ngắn hạn của khách hàng khác, gấp 3,6 lần; phải thu ngắn hạn khác 1.480 tỷ đồng, gấp 21 lần. Cả hai khoản mục đều không có thuyết minh chi tiết.

Tồn kho ghi nhận tăng do có các dự án mới như Khu dân cư Long Thành (1.572 tỷ đồng), Opal Skyline (177 tỷ đồng), La Maison (431 tỷ đồng)... Ngoài ra, một dự án đang chiếm lượng tồn kho lớn khác là Gem Riverside (1.559 tỷ đồng).

Quảng cáo

Công ty khác như Nhà Thủ Đức cũng trong tình cảnh tương tự mà nguyên nhân là tăng các khoản phải thu và tồn kho. Năm 2019, Nhà Thủ Đức tiếp tục âm dòng tiền 314 tỷ đồng khi lợi nhuận đạt 156 tỷ đồng, tăng 36%.

Một trong những lý do âm dòng tiền kinh doanh của Nhà Thủ Đức là tăng tồn kho. Trong năm 2019, công ty có thêm các BĐS dở dang tại Cần Thơ, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Long An. Những dự án này được công ty thực hiện M&A nhằm mở rộng quỹ đất và phạm vi hoạt động ngoài TP HCM. Một số dự án kể đến như Khu đô thị mới Nam Cần Thơ khu 3 - 4, Tesco Bình Dương, dự án Phú Mỹ Bà Rịa Vũng Tàu - Hồ Tràm, Khu đô thị Dịch vụ Thương mại Long Hội

Văn Phú Invest âm liên tục dòng tiền từ 2015 đến nay. Năm 2019, dòng tiên kinh doanh âm tới 805 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận ròng đạt 521 tỷ đồng, tăng 23%. Công ty tăng các khoản phải thu thêm 1.199 tỷ đồng, chi phí trả trước, chi phí lãi vay đều tăng, lần lượt gấp 26 lần và 7 lần so với năm trước.

Âm dòng tiền 1 - 2 năm

Đầu tư LDG ( HoSE: LDG ) hay Khang Điền ( HoSE: KDH ) đã có 2 năm liên tục âm dòng tiền, trong khi 3 năm liền trước (2015 - 2017) đều dương. Còn 2 doanh nghiệp âm dòng tiền trong năm 2019 mà năm trước dương là TTC Land ( HoSE: SCR ) và Nhà Đà Nẵng, lần lượt âm 491 tỷ đồng và 99 tỷ đồng.

Nhiều doanh nghiệp BĐS âm dòng tiền kinh doanh dù lợi nhuận nghìn tỷ đồng - Ảnh 3.

Đơn vị: tỷ đồng

 

LDG âm dòng tiền kinh doanh 1.496 tỷ đồng năm 2019, trong khi năm trước là âm 872 tỷ đồng. Nguyên nhân cốt yếu của LDG là tăng các khoản phải thu 1.862 tỷ đồng, gấp 3 lần năm trước. Công ty phát sinh trong năm khoản đặt cọc 370 tỷ đồng chuyển nhượng cổ phần; đặt cọc, kỹ quỹ ký cược dài hạn hơn 1.165 tỷ đồng, gấp 7 lần.

Về Khang Điền, công ty âm dòng tiền kinh doanh 184 tỷ đồng trong khi năm trước cũng âm 719 tỷ đồng. Khang Điền có khoản phải thu tăng 1.817 tỷ đồng và tồn kho tăng 1.205 tỷ đồng, cao hơn năm trước khoảng 1,3 - 2 lần. Trong đó, phải thu chủ yếu từ chuyển nhượng BĐS là 1.525 tỷ đồng. Tồn kho tăng ở 2 dự án chủ chốt là Khang Phúc - Khu dân cư Tân Tạo và Saphire Phú Hữu.

Công ty Quốc Cường Gia Lai ( HoSE: QCG ) lần đầu âm dòng tiền kinh doanh 69 tỷ đồng sau 3 năm liên tục dương. Lý do hàng tồn kho tăng 985 tỷ đồng, cao hơn 71% so với năm trước, nằm ở các BĐS dở dang. Tuy nhiên, công ty không có thuyết minh cụ thể về các dự án dở dang. Song, tổng tồn kho lên tới 8.500 tỷ đồng, chiếm 74% tổng tài sản.

Doanh nghiệp bất động sản "bẻ lái" thay đổi kế hoạch bán hàng vì Corona

Nguồn: CafeF
Từ khóa:

Có thể bạn quan tâm

tin tức liên quan

Trong phiên giao dịch sáng ngày 3/5, cổ phiếu BVH của Tập đoàn Bảo Việt tiếp tục giảm sàn xuống 76.700 đồng/cp, dư bán sàn gần 1,6 triệu đơn vị và trắng bên mua.

Thứ hai, 04/12/2023